18/10 “Gáo nước lạnh” từ Đức hay sự thận trọng hợp lý?

HỒNG NGỌC
18/10/2011 08:27 (GMT+7)
pictureBài toán nợ công châu Âu vẫn đang chờ một lời giải hợp lý và nhanh chóng.

Cuối tuần trước, tại hội nghị của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), lãnh đạo tài chính các quốc gia tham dự đã kêu gọi Liên minh châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào ngày 23/10 tới đưa ra được một kế hoạch tổng thể để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Francois Baroin khẳng định, kết quả của cuộc họp nói trên sẽ mang tính quyết định và châu Âu sẽ hành động kiên quyết để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính.

18/10 Các nền kinh tế mới nổi “ngấm đòn” khủng hoảng nợ châu Âu

AN HUY
18/10/2011 21:43 (GMT+7)
pictureKinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong thời gian qua, là do tác động từ khủng hoảng nợ châu Âu.

Những rắc rối về nợ công ở các nước phát triển đã bắt đầu có tác động tới các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Brazil và Indonesia. Các nền kinh tế mới nổi này đều đã cho thấy sự chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với thiệt hại mà cơn bão nợ công của châu Âu mang lại.

Theo báo Wall Street Journal, một loạt con số thống kê gần đây đã cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tới các nền kinh tế mới nổi, từ sự suy giảm doanh số bán lẻ ở Brazil, số đơn đặt hàng mà các nhà máy ở Nam Phi nhận được, động thái tăng cổ phần trong các ngân hàng lớn của Chính phủ Trung Quốc, tới mới nhất là mức tăng trưởng gây thất vọng của kinh tế Trung Quốc trong quý 3.