23/09 Thách thức khó khăn



07:06 | 23/09/2011
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 66 đang đối mặt với một trong những thách thức gai góc nhất trong lịch sử, đó là việc thành lập Nhà nước Palestine độc lập và chủ quyền. Mong muốn này của người Palestine có thể rơi vào hư vô mặc dù có rất ít nước phản đối. Ý nguyện của người Palestine là trăn trở lớn của LHQ, khiến vấn đề cải tổ thể chế lớn nhất hành tinh này càng mang tính cấp bách hơn.

Nguồn: U.N
Kết quả cuộc điều tra mới đây của BBC cho biết, đa số người dân của 19 nước thành viên LHQ được hỏi ủng hộ một Nhà nước Palestine có chủ quyền. Nhưng có vẻ mong muốn ấy không song hành với ý muốn chính trị. Theo thủ tục pháp lý quốc tế, chính quyền Palestine (PA) phải đệ trình yêu cầu trở thành thành viên chính thức trong LHQ lên Ban thư ký LHQ. Sau đó Tổng thư ký LHQ sẽ chuyển yêu cầu này tới 15 nước thành viên thường trực và không thường trực trong Hội đồng Bảo an (HĐBA), và nếu được phê chuẩn, đề nghị đó mới được đưa ra Đại hội đồng. Để được thông qua, Palestine sẽ cần 2/3 lá phiếu đồng ý của ĐHĐ LHQ gồm 193 nước thành viên.
 Hôm nay, 23.9, Palestine trình lên ĐHĐ LHQ yêu cầu công nhận đầy đủ tư cách thành viên cho Nhà nước Palestine độc lập, gồm Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem - các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Hành động đơn phương của Palestine được đưa ra trong bối cảnh vòng hòa đàm cuối cùng giữa Palestine - Israel sụp đổ hồi tháng 10.2010, do bất đồng về việc Israel mở rộng các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Mặc dù Hiến chương LHQ không hạn chế tăng thêm các nước thành viên vào tổ chức quốc tế này, nhưng việc phê chuẩn tư cách thành viên đầy đủ của Palestine sẽ đòi hỏi nhiều vấn đề pháp lý. Toàn bộ kết quả từ các cuộc đàm phán của PA với các nước khác trong ĐHĐ LHQ cho thấy hơn 124 nước lên tiếng sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ. Tuy nhiên Mỹ, một ủy viên thường trực có quyền phủ quyết trong HĐBA, đã gửi thư cho 70 nước châu Phi, châu Á và Hồi giáo yêu cầu các nước này không bỏ phiếu ủng hộ việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập. Liệu HĐBA có chấp thuận tư cách thành viên đầy đủ của Palestine, trong khi Mỹ - do ảnh hưởng của cuộc vận động hậu trường của những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái – cảnh báo sẽ phủ quyết đạo luật của LHQ? Hơn 65 năm qua, Mỹ đã phủ quyết ít nhất 60 đạo luật của HĐBA để ủng hộ đồng minh Israel.
Washington lo ngại việc công nhận quy chế nhà nước độc lập cho Palestine sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực của Mỹ trong việc nối lại các cuộc hòa đàm cho Trung Đông bị đổ vỡ hồi năm ngoái do bất đồng giữa Palestine và Israel về vấn đề các khu định cư Do Thái. Nếu Palestine giành được tư cách thành viên đầy đủ tại LHQ, theo luật pháp quốc tế và các công ước Geneve, Nhà nước Palestine sẽ được coi là một nhà nước bị Israel chiếm đóng và như vậy có thể tự vệ bằng mọi biện pháp có thể. Tương tự, nếu Israel liều lĩnh tấn công bất cứ thành phố nào của Palestine, Palestine có quyền yêu cầu LHQ xử lý Israel theo Chương II của Hiến chương LHQ quy định bất cứ khi nào một nước thành viên của LHQ được xác định là mối đe dọa cho hòa bình và an ninh của thế giới, quốc gia đó có thể bị các lực lượng quốc tế can thiệp.
Liên đoàn Ảrập (AL) tuyên bố ủng hộ việc xem xét vấn đề tư cách thành viên của Palestine tại LHQ, khiến Israel rất lo ngại khi mà tại hội nghị ĐHĐ LHQ lần này, Qatar giữ ghế Chủ tịch và Iran là Phó chủ tịch. Điều này có thể tạo nên một mặt trận mạnh mẽ có lợi cho Palestine. Mặt khác, những diễn biến gần đây trong thế giới Ảrập và việc Cairo trục xuất các đại sứ Israel khỏi Ai Cập và Jordan đang đẩy chế độ của những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái vào tình thế khó khăn trên mặt trận quốc tế và khu vực. 
Trong bầu không khí như vậy, cộng đồng quốc tế và đặc biệt LHQ đang đứng trước một thách thức lịch sử đầy khó khăn. LHQ khó phê chuẩn tư cách thành viên của Palestine tại phiên họp của ĐHĐ LHQ lần thứ 66 do áp lực của Mỹ và phương Tây. Trong khi đó, dư luận khu vực và quốc tế sẽ đặt câu hỏi làm sao LHQ phê chuẩn tư cách thành viên của Nam Sudan chỉ trong 2 giờ mà lại không ủng hộ tư cách thành viên của Palestine? Hậu quả của hành động này là sẽ dẫn đến sự bùng nổ làn sóng phẫn nộ mới ở các vùng đất bị chiếm đóng và khu vực Ảrập của Trung Đông. Việc Mỹ sẽ phủ quyết cuộc bỏ phiếu tư cách thành viên của Palestine trong LHQ cũng có thể dẫn đến việc phá hủy sức mạnh của LHQ trong tương lai. PA cho rằng, lá phiếu của Mỹ phủ quyết tư cách thành viên của Palestine tại ĐHĐ LHQ sẽ vạch trần rõ hơn bản chất thực sự của Mỹ trước dư luận công chúng. Cứ theo chiều hướng này, hố sâu toàn cầu sẽ được tạo ra giữa các nước phía Bắc và phía Nam cũng như giữa các nước Hồi giáo và châu Âu.
Hồng Ngọc

20/09 S&P giảm độ khả tín của Ý



Cập nhật: 09:00 GMT - thứ ba, 20 tháng 9, 2011
Bộ trưởng Kinh tế Ý Giulio Tremonti (trái) và Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi tại một họp báo ở Rome trong tháng Tám
Hãng đánh giá tín dụng Standard & Poor's đã giảm độ khả tín của các khoản nợ nước ngoài của Ý trong dấu hiệu cho thấy khủng hoảng nợ của Châu Âu đang ngày càng trầm trọng.
Độ khả tín của Ý bị giảm từ A+ xuống A và triển vọng tương lai bị xem là "tiêu cực".
Standard & Poor nói lý do của việc cắt giảm này là những lo ngại về khả năng cắt giảm chi tiêu công để ổn định tài chính, nhất là trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kém của Ý.
Ý nói hành động của Standard & Poor bị ảnh hưởng bởi "toan tính chính trị".
Một tuyên bố của chính phủ nói việc giảm độ khả tín là vì các bài viết trên báo về Ý hơn là thực trạng kinh tế.
'Tương lai bất ổn'
Ý gần đây đã thông qua ngân sách khắc khổ vốn bị dân chúng phản đối nhưng Standard & Poor's nói như vậy vẫn chưa đủ.
"Chúng tôi tin rằng nhịp độ các hoạt động kinh tế của Ý đã giảm đi và điều này khiến chính phủ khó đạt được các mục tiêu tài chính đề ra," hãng này nói.
"Hơn nữa, những phản ứng tạm thời về mặt chính sách của Ý đối với các sức ép gần đây của thị trường cho thấy những bất ổn chính trị còn tiếp diễn về các biện pháp Ý có thể đưa ra để giải quyết các thách thức kinh tế."
Trước Ý, một số quốc gia Châu Âu khác như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Cộng hòa Ireland, Bồ Đào Nha và Cyprus đều bị giảm mức độ khả tín.
Động thái bất ngờ của Standard & Poor's làm người ta thêm lo ngại về khả năng nợ xấu và khủng hoảng kinh tế lây lan trong khu vực đồng euro.
"Ảnh hưởng của việc giảm độ khả tín này là đáng kể vì các thị trường tài chính đang lung lay và người ta cũng đang lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp"
Carl Weinberg từ tổ chức nghiên cứu kinh tế High Frequency Economics
Ý có mức nợ quốc gia lớn thứ hai ở Châu Âu và lãi suất phải trả cho các khoản này đã tăng trong thời gian gần đây do các chủ nợ lo ngại về khả năng trả nợ của Ý.
"Ảnh hưởng của việc giảm độ khả tín này là đáng kể vì các thị trường tài chính đang lung lay và người ta cũng đang lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp," ông Carl Weinberg của tổ chức nghiên cứu kinh tế High Frequency Economics nhận định.
"Cảm giác hiện đang quan trọng hơn thực tế," ông Weinberg nói.
'Vòng luẩn quẩn'
Việc hạ mức tín dụng của Ý ngay lập tức khiến các nhà đầu tư rúng động.
Thị trường chứng khoán sụt giảm ở Châu Á
Động thái mới của Standard & Poor's càng làm thị trường thêm chao đảo
Trong các phiên giao dịch ở Châu Á, đồng euro đã giảm mạnh so với đôla và yên Nhật trong khi các thị trường chứng khoán cũng mất điểm.
Ông Marc Lansonneur từ ngân hàng Societe General nói động thái bất ngờ của Standard & Poor's có nhiều khả năng sẽ làm tăng mức độ bất ổn của thị trường chứng khoán.
"Lo ngại về khả năng bất ổn lây lan đang ngày càng lớn," ông nói.
"Nếu người ta mất lòng tin vào hệ thống thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra."
"Khi người ta càng mất lòng tin thì các nước Châu Âu càng phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay của họ và cuộc khủng hoảng càng tệ đi."
"Và rồi nó bắt đầu một vòng luẩn quẩn."
Những lo ngại về Hy Lạp và khả năng vỡ nợ của nước này đã ảnh hưởng mạnh tới các thị trường tài chính trong ngày thứ Hai.
Chính phủ Hy Lạp đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Liên Hiệp Châu Âu nhằm giải ngân thêm tiền từ gói cứu trợ.
Hồi đầu tháng này, Standard & Poor's giảm độ khả tín của Hoa Kỳ từ AAA xuống AA+ lần đầu tiên trong lịch sử.

22/09 EUの銀行「損失21兆円」、IMFが推計 債務危機の国債保有で、金融システム不安鮮明



2011/9/22付
 国際通貨基金(IMF)は21日、欧州連合(EU)の銀行が2000億ユーロ(約21兆円)の損失を抱えている可能性があると発表した。ユーロ圏の債務危機で保有している国債の資産価値が下落しているため。欧州金融システムの健全化への不安が改めて浮き彫りになった格好で、IMFは銀行部門の資本強化が必要との認識を示した。
 IMFがまとめた金融安定性報告で明らかにした。2010年に債務危機が顕在化して以降のギリシャ、アイルランド、ポルトガル、イタリア、スペイン、ベルギーの国債を対象に現時点での潜在的な損失額を計算した。対象国の銀行への貸し出しなどの「銀行間信用」を含めると、損失額は5割増になると分析した。
 欧州メディアによると、2000億ユーロは欧州の銀行の狭義の中核的自己資本の10%強に相当する。ただ、IMFはこの額は「銀行の資本増強必要額ではない」としており、必要額については「銀行の貸借対照表と収益に関するより詳細な分析が必要」と言及を避けた。
(ワシントン=御調昌邦)

22/09 損保ジャパンと日本興亜損保、合併検討へ



図:  拡大  
 損害保険大手NKSJホールディングスは21日、傘下の損保ジャパンと日本興亜損害保険の合併に向けて検討に入ると表明した。損保再編が再び動き出した。
 NKSJは21日、大幅な合理化策を盛り込んだ中期経営計画を公表した。
 ここで損保ジャパン、日本興亜の本社機能と国内外の営業拠点をほぼ一つにまとめる方針を打ち出した。2014年度からは保険商品や保険金支払いなどのシステムを統一し、従業員の採用もいっしょにする。
 両社は10年4月に経営統合し、NKSJが発足した。顧客の基盤が違うなどの理由から、しばらく2社体制を続ける方針だった。
 だが、両社とも少子化などで主力の自動車保険の収益がなかなか改善しない。今年3月の東日本大震災では被害を受けた企業への保険金支払いが急増した。このため、2社体制の見直しを迫られた。
 合併すれば、売上高にあたる「正味収入保険料」が、一損保では東京海上日動火災保険を抜いて国内トップになる。国内損保の3大グループでは3位のNKSJとしては、グループ内の業務が効率良くなるとともに、傘下損保の規模を生かして営業力を高めることもできると考えている。
 ただ、合併の時期は明らかにしていない。「一体化しない方が小回りがきく」との慎重論が根強い日本興亜側に、損保ジャパン側が配慮したためとみられる。
 NKSJの辻伸治常務は21日、「メガ3損保の競争の中で負けないように(合併を)実行したい」と述べた。ただ、グループ内の主導権争いもあり、合併までには曲折も予想される。
■グループ内再編、焦点
 国内の損保業界は、少子高齢化などで国内市場が小さくなってきたため、ここ数年で再編が進んだ。
 今ではMS&ADインシュアランスグループホールディングス、東京海上ホールディングス、NKSJの3大グループ体制に集約されている。正味収入保険料は3大グループで国内損保全体の9割近くを占める。
 しかし、各グループとも中核の損保の合併は進まず、人員や設備は多すぎるままだ。一方、損保業界は高齢ドライバーの事故が増えるなどして自動車保険の収益が悪化し、グループ内再編でさらに効率を良くする必要がある。各社がコストを下げて新サービスや割安な保険商品につなげていけば、契約者にも有益になる可能性がある。
 現在、NKSJのほかにグループ内再編が注目されているのはMS&ADだ。発足後にあいおいとニッセイ同和を合併。そのあいおいニッセイ同和と三井住友海上を合併するか、事業別の損保に再編するかなどを検討している。(岡林佐和)

22/09 Can the I.M.F. Save the World?

September 22, 2011, 5:00 AM
DESCRIPTION
Simon Johnson, the former chief economist at the International Monetary Fund, is the co-author of “13 Bankers.”
The finance ministers and central bank governors of the world gather this weekend in Washington for the annual meeting of countries that are shareholders in the International Monetary Fund. As financial turmoil continues unabated around the world and with the I.M.F.’s newly lowered growth forecasts to concentrate the mind, perhaps this is a good time for the fund – or someone – to save the world.
TODAY’S ECONOMIST
Perspectives from expert contributors.

22/09 Federal Reserves launches 'Twist' stimulus initiative


Traders on New York Stock ExchangeShares on Wall Street fell sharply after the announcement

Related Stories

US and Asian shares have fallen after the Federal Reserve launched a scheme - dubbed Operation Twist - to help stimulate the flagging US economy.
The Fed will sell about $400bn (£260bn) worth of bonds maturing within three years and buy longer-term debt.
This puts no new money into the economy, but aims to keep long-term interest rates low, thereby boosting mortgage lending and business loans.
But a gloomy Fed warning on the economy sent the Dow Jones index down 2.5%.
In late trading in Japan, the Nikkei index was also down more than 2%.
"Recent indicators point to continuing weakness in overall labor market conditions, and the unemployment rate remains elevated," the Fed said in a statement.
"There are significant downside risks to the economic outlook, including strains in global financial markets."

Start Quote

Officials at the Federal Reserve and the Bank of England are not happy to be the only game in town. Far from it. ”
Scepticism
Operation Twist involves the Fed buying long-term bonds, which pushes their price up, lowering the interest rate, or yield.
Analysts said the Operation Twist move was larger than had been expected, and comes after leading Republicans this week urged the Fed not to intervene in the economy more than it has done already.
The Fed has already pumped tens of billions of dollars into the US economy via two rounds of quantitative easing (QE), under which it creates money to buy assets to try and boost demand.
Some observers were expecting a third round of QE, and many expressed scepticism about how successful the new policy might be.
"Frankly, I don't see it having any meaningful impact on the economy," said Bernard Baumohl, chief global economist with the Economic Outlook Group.
Paul Ashworth at Capital Economics suggested the Fed was using the wrong policy instrument.
"The cost of borrowing simply isn't the problem," he said.
"Businesses don't have the confidence to invest and half of all mortgage borrowers don't have the home equity needed to refinance at lower rates."
First used in the 1960s, Operation Twist was named after the dance craze of the time.
The move by the Fed comes amid deepening gloom about the global economy, with the International Monetary Fund slashing growth estimates for the US, Europe and Japan earlier this week.
On Wednesday, the Bank of England said members of its Monetary Policy Committee had considered a new round of QE to pump money into the economy.

More on This Story

Related Stories

22/09 Thất bại tài chính lây lan tới kinh tế

Angel Gurria
Cập nhật: 13:49 GMT - thứ năm, 22 tháng 9, 2011
Khủng hoảng tài chính 2008 đã dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.
Phải chăng chủ nghĩa tư bản Phương Tây thất bại? Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này là KHÔNG.
Nhưng tôi cũng tự hỏi rằng tư bản chủ nghĩa có đáp ứng được tính liên tục để hướng tới hoàn thiện hay không. Tôi muốn nói về kinh tế thị trường, về thị trường tự do.

Tôi nghĩ rằng chúng ta không thành công với tư cách giám sát, tư cách của nhà quản lý giới công ty và chúng ta thất bại trong vai trò quản lý rủi ro.
Chúng ta cũng thất bại trong việc phân bổ vai trò và trách nhiệm cho các tổ chức kinh tế quốc tế.

Sự thất bại tài chính của chúng ta làm lây lan ngay đến nền kinh tế.
Chúng ta đi từ cuộc khủng hoảng tài chính tới tê liệt kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở mức sốc, tính trung bình ở mức 9%-10%; 20, 30, 40% giới trẻ bị thất nghiệp nói riêng.
Đó là thực tế bi thảm của cuộc khủng hoảng.

Một số tổ chức quốc tế đã chứng kiến ​​cuộc khủng hoảng ập tới.
Một số thậm chí đưa ra được một vài cảnh báo, nhưng họ đã không phối hợp các đánh giá của mình, họ đã không có được một tiếng nói chung mạnh mẽ.
Vì vậy, những cảnh báo của họ đã bị bỏ ngoài tai trong bầu không khí của sự thịnh vượng khi mọi người kiếm rất nhiều tiền và người ta nghĩ rằng sự đổi mới chính là lựa chọn thích hợp, và rằng việc có ai đó đưa ra cảnh báo rằng một cái gì đó sai trái có thể diễn ra, thì chính người cảnh báo sẽ bị coi là đang gây trở ngại cho đà tiến bộ.

Cũng có lập luận rằng thị trường cần phải được hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ.
Nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường có thể vận hành mà không cần tới bất kỳ sự can thiệp nào cả.
Vì vậy, cuộc khủng hoảng đã để lại một di sản thảm khốc. Một di sản của mức thất nghiệp cao, thâm hụt tài chính khổng lồ mà chúng ta đang cố gắng kiểm soát.
Nợ công lũy kế tới 100% GDP theo mức trung bình ở các nước OECD.
Dẫu sao thì khoản nợ này từng là một phần của giải pháp, và nay nó đã trở thành vấn đề.
Thay đổi cơ cấu
Vai trò quản lý rủi ro tại các nền kinh tế phát triển đang có vấn đề.
Và nợ vẫn không ngừng tăng, nền kinh tế chững lại làm giảm doanh thu tài chính, và tỷ lệ thất nghiệp lớn làm tăng chi phí xã hội.

Vì vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải đưa ra tín hiệu rõ ràng về cách làm thế nào chúng ta sẽ giải quyết vấn đề nợ mà không bị mất tăng trưởng và việc làm.
Và OECD đang nói là “thay đổi cơ cấu”. Đó là thông điệp của chúng tôi.

Phải cải cách sản phẩm và thị trường lao động, tăng cường cho giáo dục, đổi mới, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, các biện pháp thuế, y tế - đó là những điều chúng ta nên tập trung chính cho một chiến lược lâu dài để phục hồi tăng trưởng bền vững.
Các biện pháp này sẽ tạo việc làm và giúp giải quyết nợ.
Chúng ta cũng cần phải "Có trách nhiệm với xã hội" và tập trung vào các chính sách đổi mới để bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Vì vậy, KHÔNG, tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản phương Tây hoặc kinh tế thị trường, thị trường tự do đã thất bại.
Tôi nghĩ rằng câu hỏi là làm thế nào để cải thiện việc kiểm tra và cân bằng trong nền kinh tế thị trường của chúng ta.
Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức gần đây đã nhận xét trong một bài báo, tôi xin trích dẫn "có một sự đồng thuận rộng rãi rằng cần phải có luật lệ mẽ hơn cho các thị trường hoạt động sôi động và để những thị trường có sức đề kháng khủng hoảng”.
Tôi đồng ý hoàn toàn. Tôi nghĩ rằng nền kinh tế quan trọng tới mức không thể để toàn bộ nền kinh tế trong tay lực đẩy của riêng thị trường.
Đây là một quá trình không dễ dàng và cần có cơ chế quản lý toàn cầu mạnh hơn và các tổ chức quốc tế mạnh, nhưng tất nhiên, đó là cách duy nhất để cải thiện tình hình.

22/09 Tăng trưởng quá nhanh 'dễ gây tai nạn'

Chandran Nair
Cập nhật: 15:39 GMT - thứ năm, 22 tháng 9, 2011
Ông Nair nói đã có ba thập niên có tình trạng vay quá nhiều để rồi không trả nổi.
Hình thái cực đoan của chủ nghĩa tư bản đã lan rộng khắp thế giới, nhất là trong khoảng 30-40 năm gần đây, hiện đang gặp phải nhiều rắc rối và bị chúng ta chối bỏ.
Điều quan trọng là hiểu được hai nguyên tắc chính của chủ nghĩa tư bản. Thứ nhất việc coi con người hành xử có lý và rằng thị trường phản ứng có lý là sai; và nguyên tắc thứ hai coi thị trường định đoạt giá cả cũng sai nốt.
Điều quan trọng là hiểu được gốc rễ của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Có thể tranh luận rằng chiếm hữu nô lệ là nỗ lực đầu tiên cho việc sở hữu tài nguyên một cách rẻ mạt, vì thế khi chiếm hữu nô lệ kết thúc, chúng ta có chế độ thuộc địa, và một lần nữa, đây là nỗ lực điển hình của chủ nghĩa tư bản để sử dụng tài nguyên thật rẻ, và khi chế độ thuộc địa đổ đổ vỡ, điều này cũng trở nên khó đạt được thì chúng ta lại có cái cớ toàn cầu hóa tăng trưởng kinh tế và rồi toàn cầu hóa tài chính.
Khi tôi nói về vấn đề này ở châu Âu, họ nói rằng đã ba thập niên có tình trạng vay quá nhiều để rồi không trả nổi, nhưng tôi nói lại rằng, họ nên nhân thêm khoảng mười lần nữa và xem xét nó trong khoảng thời gian là 300 năm của thực trạng phát triển quá đà.
Điều mà chúng ta cần thừa nhận lúc này là thế giới đang ở một ngưỡng rất khác so với 100 năm trước, khi chúng ta chỉ có một tỉ người. Với dân số hiện nay đang tiến tới con số bảy tỉ, rất nhiều thứ cần phải thay đổi.
Hai vấn đề cơ bản nhất mà thế giới phải nhận biết, mà chủ nghĩa tư bản phương tây vốn vẫn lờ đi, là hàng hóa và dịch vụ mà các công ty và các nền kinh tế vẫn sản sinh, đều dựa trên tài nguyên rẻ mạt và những chi phí không hiện hữu.
Trò chơi này đến hồi kết rồi, chúng ta cần phải tái cấu trúc cơ bản – chủ yếu là để xem người dân sẽ sống như thế nào, và cần có những bước tiến vượt lên trên quan niệm đơn thuần về tăng trưởng để tham gia vào các cuộc tranh luận sâu xa hơn về bước tiến của nhân loại – mà cái đích thì rất khác so với việc hứa hẹn rằng tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại những đồ chơi công nghệ mới nhất và xe hơi cho tất cả mọi người.
Đó là điều không thể và đây chính là nơi cỗ xe chủ nghĩa tư bản đụng phải bức tường.
Và vào lúc này người ta cần phải có cách đối thoại khác.

22/09 Chủ nghĩa tư bản 'hướng về Phương Đông'

Lord Desai
Cập nhật: 15:45 GMT - thứ năm, 22 tháng 9, 2011
Một loạt các nước tư bản phương Tây đang phải thắt lưng buộc bụng về tài chính.
BấmChủ nghĩa tư bản vẫn đang sống và sống khỏe – nhưng không phải ở các nước phương Tây mà đang dịch chuyển về phương Đông.
Chủ nghĩa tư bản Nga đã già cỗi và cần gấp một cuộc đại tu, nhưng tinh thần của chủ nghĩa tư bản – dám mạo hiểm, tiết kiệm, đầu tư, cần cù – tất cả những đức tính đó đã di cư và tìm được tổ ấm ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nam Hàn và Nhật Bản – là những nước mà ta vẫn nghĩ chẳng bao giờ có thể thoát được đói nghèo.
Chủ nghĩa tư bản phương tây đã có cả nửa thế kỷ xa hoa quá mức, liên tục thịnh vượng, thất nghiệp thấp, tăng trưởng gần như được đảm bảo và kết quả là chi phí của chúng ta tăng lên theo, ngành chế tạo phải chuyển ra nước ngoài, trong khi ngành tài chính chứng tỏ là người bạn thiếu chung thủy.
Chúng ta sẽ phải nghĩ lại về mô hình của mình, giá trị của mình, sẽ lại cần đến những đức tính cũ bởi chủ nghĩa tư bản sẽ chẳng sớm biến mất.
Nếu châu Á có chủ nghĩa tư bản tràn đầy khí lực và chúng ta vẫn giữ cái chủ nghĩa tư bản đã kiệt sức này, chúng ta sẽ phải trả giá lớn và bán sự thịnh vượng của mình cho sự thịnh vượng cho họ.
Chủ nghĩa xã hội đã chết từ cách đây hai mươi năm – chủ nghĩa tư bản vẫn sống.
Nó thay đổi hình thái, nó dịch chuyển, nó thật sự có qui mô toàn cầu.
Cuối cùng thì nay chúng ta cũng hiểu được toàn cầu hóa là cái gì – nó có nghĩa là ai cũng có vị trí quan trọng như ai. Nếu ta không siêng năng làm việc, ta sẽ mất đi tầm quan trọng của chính mình.
Đó là bài học của thế giới đương đại.
Chủ nghĩa tư bản sống qua chu kỳ khủng hoảng, đó là cách nó tự làm mới và tiếp sinh lực cho chính mình.
Với thực tế là chúng ta thiếu may mắn, chủ nghĩa tư bản hồi sinh bằng cách dịch chuyển về phương đông.
Chúng ta bị bỏ lại với sự đổ nát và chúng ta phải làm điều gì đó để cứu chính mình ra khỏi đống gạch vụn này.
Nhưng điều này phải được thực hiện dựa trên tinh thần của chủ nghĩa tư bản chứ không phải đi ngược lại tinh thần đó.