16/08 Đồng tiền nào có đủ khả năng thay thế được USD?



Đồng USD. (Nguồn: Internet)
Trong hơn nửa thế kỷ, đồng đôla Mỹ (USD) không chỉ là đồng tiền của riêng nước Mỹ mà còn của cả thế giới.

Nó được sử dụng trong giao dịch xuyên biên giới và là đồng tiền dự trữ cơ bản của ngân hàng trung ương và chính phủ các nước. Tuy nhiên, ngay cả trước khi xảy ra các cuộc tranh cãi nảy lửa tại Quốc hội Mỹ về nâng trần nợ công, đồng USD đã bắt đầu mất dần "ánh hào quang" của mình.

Tỷ trọng của đồng tiền này trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng đã giảm xuống chỉ còn hơn 60%, từ mức 70% cách đây một thập niên. Lý do giải thích hết sức đơn giản, đó là Mỹ không còn thống trị nền kinh tế thế giới ở quy mô như trước đây nữa. Điều đó có nghĩa là hệ thống tiền tệ quốc tế cần có sự điều chỉnh theo sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu theo hướng trở nên đa cực hơn.

Trong bối cảnh nước Mỹ hiện nay phải chia sẻ vai trò lãnh đạo thế giới với các nền kinh tế khác, đồng USD cũng sẽ phải dọn chỗ cho các đồng tiền quốc tế khác.

Trong cuốn sách mới xuất bản có nhan đề "Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar" (tạm dịch là "Đặc quyền thái quá: Sự thăng trầm của đồng USD"), Barry Eichengreen, Giáo sư Kinh tế và Khoa học Chính trị thuộc trường Đại học California, Berkeley, đã phác họa về một tương lai mà trong đó USD và euro sẽ là những đồng tiền thống trị toàn cầu. Và trong 10 năm hoặc hơn sau đó, đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc cũng có tiềm năng trở thành một đồng tiền quốc tế. Tuy nhiên, Giáo sư Barry loại trừ vai trò Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Theo Giáo sư, nhiều người có thể cho rằng SDR, với tư cách là rổ 4 đồng tiền mạnh (gồm USD, euro, yen Nhật và bảng Anh) có thể có sức hấp dẫn đối với ngân hàng trung ương và chính phủ những nước muốn tìm kiếm sự an toàn tài chính. Tuy nhiên, quá trình thực hiện SDR rất rắc rối và loại tiền tệ đặc biệt này không được giao dịch trên bất kỳ một thị trường cá thể nào. Ông Barry cho rằng hiện nay vẫn chưa có một sự thay thế thực tế nào cho một tương lai mà trong đó USD và euro tiếp tục thống trị các giao dịch quốc tế.

Điều khác biệt hiện nay đó là người ta đã có gì đó ác cảm với hai đồng tiền này. Những tranh cãi vừa qua tại Mỹ về việc nâng trần nợ công đã dấy lên nghi ngờ trong ngân hàng trung ương các nước về sự khôn ngoan trong việc dự trữ bằng đồng USD, trong khi thất bại của châu Âu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục thổi bùng những nghi ngại về khả năng sống sót của đồng euro.

Trước đây, hoàn toàn có thể tưởng tượng về một danh mục dự trữ quốc tế với đồng USD và euro làm bá chủ, nhưng ngày nay, ngân hàng trung ương nhiều nước đang vội vã tìm kiếm các công cụ thay thế. Tuy nhiên, vấn đề là họ không còn nơi nào để đi. Thị trường vàng thì quá nhỏ và có nhiều bất ổn. Trái phiếu của Trung Quốc vẫn chưa đủ giá trị. Các đồng tiền cấp hai, như đôla Canada (CAD), franc Thụy Sỹ, và đôla Australia (AUD), vẫn chỉ là những "người lùn" trở nên cao lớn hơn chút đỉnh khi kết hợp với nhau.

Trong bối cảnh ngân hàng trung ương các nước đang tìm kiếm một sự thay thế cho đồng USD và euro, liệu hiện nay đã là thời điểm hoàn hảo để mở rộng vai trò của SDR? Tại sao không phát hành nhiều hơn? Tại sao không phát triển các thị trường để giao dịch loại tiền tệ đặc biệt này? Chẳng phải đây là một cơ hội có một không hai để thay đổi một thế giới, nơi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nắm quyền quyết định nguồn thanh khoản quốc tế? Nhưng không may câu trả lời lại là không.

Điều này hầu như vẫn chưa có gì thay đổi trong năm qua: SDR vẫn chưa phải là một lựa chọn hấp dẫn đối với ngân hàng trung ương các nước đã "vỡ mộng" đối với đồng USD và euro. Lý do là rất rõ ràng: đồng USD và euro chiếm tới 80% trong rổ tiền tệ tạo nên SDR. Mở rộng rổ tiền tệ này với việc đưa thêm đồng tiền của các thị trường đang nổi có thể giúp giải quyết vấn đề song không nhiều, vì Mỹ và châu Âu vẫn chiếm phân nửa nền kinh tế thế giới và hơn 50% thị trường tài chính toàn cầu. SDR sẽ không có nhiều tác dụng bảo vệ nếu đồng USD và euro bị mất dần giá trị.

Có một ý tưởng hay hơn đó là ngay từ bây giờ thế giới bắt tay vào việc tạo ra một tài sản dự trữ toàn cầu hấp dẫn hơn. Công cụ lý tưởng này sẽ là một trái phiếu liên quan tới GDP toàn cầu, với lợi nhuận thu được thay đổi theo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới, giống như lợi nhuận từ chứng chỉ GDP mà Chính phủ Costa Rica và Argentina phát hành, với lãi suất được tính theo tốc độ tăng trưởng kinh tế nước họ.

Điều này cho phép ngân hàng trung ương các nước nắm giữ những công cụ có tác dụng như một danh mục đầu tư chứng khoán toàn cầu hết sức đa dạng. Chúng sẽ được đền bù cho lạm phát và sự giảm giá đồng tiền tại Mỹ và châu Âu, vì lãi suất tùy thuộc vào GDP danh nghĩa chứ không phải GDP thực tế của các nền kinh tế này. IMF có thể sử dụng khả năng phát hành trái phiếu để thu mua các trái phiếu dựa trên chỉ số GDP từ chính phủ các nước, theo đó tạo ra các tài sản dự trữ toàn cầu mới có khả năng hỗ trợ và mang lại lợi nhuận, đồng thời khuyến khích chính phủ các nước phát hành chúng.

Chuyên gia kinh tế Robert Shiller thuộc trường Đại học Yale từ lâu đã lập luận rằng chính phủ nên phát hành các trái phiếu GDP, coi đây như một cách thức an toàn hơn để vay mượn, song việc thuyết phục họ lại rất khó khăn. Do đó, việc thuyết phục họ ủng hộ IMF phát hành trái phiếu tính theo chỉ số GDP toàn cầu thậm chí còn khó hơn. Nhưng nếu chính phủ và ngân hàng trung ương các nước quan tâm tới việc tìm kiếm các công cụ thay thế cho đồng USD và euro, đây chính là thời điểm để bắt đầu, và các trái phiếu tính theo GDP chính là một lựa chọn cần được xem xét./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)

16/08 Apple có thể là tập đoàn có giá trị vốn hóa lớn nhất



Ảnh minh họa. (Nguồn: motionvfx.com)
Tập đoàn máy tính Apple Inc của Mỹ đang đứng trước cơ hội vượt qua Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Exxon Mobil, để trở thành công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới.

Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng của Apple và một số yếu tố hỗ trợ khác như việc hãng này có thể sẽ ra mắt phiên bản mới của mẫu điện thoại thông minh iPhone vào mùa Thu năm nay, nhằm mở rộng thị phần tại Trung Quốc, các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích cho rằng Apple có thể soán ngôi của Exxon trong vòng 6 tháng tới, hoặc muộn nhất là tới giữa năm 2012.

Giá trị thị trường của tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ này hiện chỉ thấp hơn 52 tỷ USD so với con số 410 tỷ USD của Exxon, mặc dù doanh thu hàng năm của tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới này cao gấp hơn 4 lần của Apple.

Tính riêng trong tháng 6 vừa qua, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã tăng thêm 66 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2010, lên 357,8 tỷ USD, nhờ những tín hiệu lạc quan cho thấy hoạt động kinh doanh của hãng sẽ "bùng nổ" trong 6 tháng cuối năm nay, bao gồm việc ra mắt iPhone 5, dịch vụ âm nhạc trực tuyến và dịch vụ lưu trữ dữ liệu mới, được gọi là iCloud.

Giám đốc đầu tư của Công ty quản lý tài sản Solaris, có trụ sở tại Bedford Hills, New York, Tim Ghriskey nói: "Apple có đủ tiềm lực kinh doanh và tăng trưởng để trở thành tập đoàn có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất tại Mỹ."

Ông nhấn mạnh rằng vướng mắc duy nhất có thể cản trở sự đi lên của Apple là sự tăng trưởng của Exxon nhờ vào giá dầu thô tăng cao, song điều này khó có thể xảy ra. Giả sử các cổ phiếu Exxon vẫn "giậm chân tại chỗ," Apple sẽ trở thành công ty có giá trị lớn nhất nước Mỹ, khi mà mỗi cổ phiếu của hãng đạt giá trị 444 USD, cao hơn 15% so với mức hiện tại.

Tính từ đầu năm 2011 tới nay, cổ phiếu của Exxon tăng 14%, hoạt động tốt hơn các hãng đối thủ khác. Lợi nhuận của hãng chủ yếu được thúc đẩy bởi giá dầu thô tăng cao, cũng như nhu cầu tiêu thụ xăng và dầu diesel tại các nước đang phát triển được cải thiện đáng kể.

Các nhà phân tích dự báo giá cổ phiếu trung bình của Exxon, có mức cổ tức hàng quý đạt 47 xu/cổ phiếu trong quý II/2011, sẽ tăng khoảng 12% trong năm 2012, đạt 93 USD/cổ phiếu. Điều này có thể giúp giá trị thị trường của tập đoàn này tăng lên tới 458 tỷ USD.Tuy nhiên, những dự báo về giá cổ phiếu của Apple còn cao hơn nhiều.

Doanh số bán điện thoại iPhone tăng mạnh, cùng với thị phần ngày càng được mở rộng tại thị trường châu Á, đã giúp kết quả kinh doanh trong quý II/2011 của Apple vượt ngoài mong đợi của các chuyên gia chứng khoán Phố Wall, khiến một số nhà phân tích liên tục nâng mức dự báo về giá cổ phiếu của tập đoàn máy tính danh tiếng này.

Các chuyên gia Phố Wall dự kiến giá cổ phiếu của Apple sẽ tăng trung bình 25%, đạt khoảng 485 USD/cổ phiếu vào năm 2012, trong khi đó, chuyên gia Brian White, thuộc công ty chứng khoán Ticoderoga dự báo rằng con số này có thể đạt 666 USD/cổ phiếu, mức dự báo cao nhất về giá cổ phiếu tính tới thời điểm hiện tại.

Việc trở thành công ty dẫn đầu thị trường chứng khoán Phố Wall sẽ là một bước ngoặt lớn đối với Apple, khi mà vào năm 2002, trong lúc Apple đang tiến hành quá trình cải tổ hoạt động, một số nhà phân tích chỉ định giá hãng này dựa trên giá trị bất động sản và tiền mặt.

Dự kiến trong vài tháng tới, Apple sẽ trình làng iPhone5, giúp tăng nguồn thu nhập cho hãng này và đặt ra một thách thức lớn hơn đối với các đối thủ như Google Inc và Research in Motion (RIM). Trong quý II vừa qua, doanh số bán iPhone của hãng “Quả táo” đã đạt mức kỷ lục 20,34 triệu chiếc, mặc dù mẫu iPhone mới nhất đã “lên kệ” từ hơn một năm trước.

Bên cạnh đó, Apple cũng dự định sẽ ký kết các thỏa thuận với một số mạng di động lớn nhất Trung Quốc, mang lại cho hãng này thêm hàng triệu khách hàng mới. Hơn nữa, Apple còn là tập đoàn đi sớm dẫn đầu trên thị trường máy tính bảng và đã bán được 9 triệu chiếc iPad trong quý II/2011, vượt mức dự kiến của giới chuyên môn.

Mặc dù iPhone vẫn là sản phẩm chủ đạo của Apple, hãng này vẫn tiếp tục tung ra dòng máy tính Mac mới sử dụng chip Intel và phiên bản mới nhất của phần mềm hệ điều hành cảm ứng đa điểm mới mang tên Mac OS Lion.

Tất cả những yếu tố trên, cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Apple tại các thị trường mới nổi, có thể sẽ giúp doanh thu của hãng này trong tài khóa 2011 tăng 65%, đạt 107 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu của Exxon trong cả năm 2011 ước tăng 24%, đạt 477 tỷ USD.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyện với Apple đều thuận buồm xuôi gió. Ngoài nỗi lo về sức khỏe của Giám đốc điều hành Steve Jobs, nguồn cảm hứng đằng sau rất nhiều sản phẩm đặc trưng nhất của Apple, hãng còn đang phải đối mặt với sự tấn công ngày càng mạnh mẽ của sản phẩm điện thoại thông minh chạy phần mềm mã nguồn mở Android của Google.

Mức phí cấp phép bằng 0, chất lượng tốt, giao diện thân thiện chính là những điểm mạnh của Android nhằm thu hút các nhà sản xuất máy tính bảng và điện thoại thông minh trong cuộc chiến cạnh tranh với iPhone và iPad.

Bên cạnh đó, doanh số bán máy nghe nhạc iPod của Apple dường như đã đạt đỉnh và hãng này dự báo sức mua sản phẩm này sẽ giảm mạnh trong quý III này. Những rủi ro khác bao gồm sự cạnh tranh gay gắt về nội dung số với Google và Amazon.com, cùng rất nhiều vụ tranh chấp với các đối thủ khác, mà tổn thất tài chính từ những vụ việc này chưa thể xác định.

Mới đây, Apple đã chấm dứt vụ kiện với Nokia, nhưng vẫn đang theo đuổi vụ kiện với các hãng điện tử Samsung, Motorola và HTC./.

Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)

16/08 Pledge for Euro Unity May Not Be Enough to Satisfy Markets



Pool photo by Horacio Villalobos
The leaders of Germany and France, Angela Merkel and Nicolas Sarkozy, are urging a “golden rule” to balance budgets.
PARIS — The leaders of France and Germany on Tuesday promised to take concrete steps toward a closer political and economic union of the 17 countries that use the euro, but it was unclear whether their proposals would be sufficient, or come quickly enough, to satisfy markets anxious over Europe’s debts and listless economies.
Multimedia

Readers’ Comments

Reflecting the uncertainty, European stock markets opened lower on Wednesday after Asian traders offered a mixed reaction, with indices in Britain, France and Germany following the same downward trend as those in Japan, mainland China and Taiwan. The response seemed to show that the two leaders’ announcement had not initially restored confidence sufficiently to ease market jitters.
President Nicolas Sarkozy of France and Chancellor Angela Merkel of Germany called for each nation in the euro zone to enshrine a “golden rule” into their national constitutions to work toward balanced budgets and debt reduction, a level of discipline well beyond the current, oft-broken commitment.
They also pledged to push for a new tax on financial transactions, and for regular summit meetings of the zone’s members under the leadership of Herman Van Rompuy, who heads the council of all 27 European nations.
“We are certainly heading for greater economic integration of the euro zone,” Mr. Sarkozy said.
The much-anticipated meeting at the Élysée Palace here produced little that would seem to quell the nerves of bond traders, who are becoming increasingly worried that the economic slowdown in both Germany and France will make it harder to overcomeEurope’s debt crisis.
Both leaders ruled out issuing collective bonds, known as eurobonds, to share responsibility for government debt across member states, and they opposed a further increase in a bailout fund that will not be put into place until late September at the earliest.
Mrs. Merkel repeated that there was “no magic wand” to solve all the problems of the euro, arguing that they must be met over time with improved fiscal discipline, competitiveness and economic growth among weaker states.
Even the stronger members of the euro zone have stalled. Official figures released on Tuesday showed that growth in the zone fell to its lowest rate in two years during the second quarter, and that Germany — considered the Continent’s locomotive — came almost to a standstill, growing 0.1 percent.
The German figures followed data showing that the French economy was flat in the second quarter, leaving Europe’s two largest economies stagnant. That means the two pillars of the European economy may be less willing and able to prop up their weaker counterparts, analysts warned.
Across the euro zone, gross domestic product rose only 0.2 percent in the second quarter from the first, when growth had advanced by 0.8 percent, according to Eurostat, theEuropean Union’s statistics agency.
The joint French-German proposals were as modest as German officials had forecast. And the most ambitious idea — that all euro zone states legally bind themselves to working toward balanced budgets and reduced sovereign debt — is unlikely to be accepted by all member states. It may not even get through the French constitutional process, since Mr. Sarkozy does not have a constitutional majority in Parliament.
The proposal calling for twice-yearly meetings and increased integration could formalize the “two-speed Europe” — of those in the euro zone and those outside it — that many warned of when the European Union expanded so rapidly after the collapse of the Soviet Union in the early 1990s.
Both leaders said that France and Germany must set an example, citing their agreement to propose jointly a financial-transaction tax by 2013 as “an example of convergence” needed in the entire euro zone. But such a tax is unlikely in the larger European Union, especially if Britain, which is outside the euro zone and contains Europe’s biggest financial center, continues to resist the idea.
They also said they would work to harmonize French and German economic assessments and, in the future, corporate tax rates.
“France and Germany are committed to strengthen the euro,” Mrs. Merkel said. “To that end we need to better integrate our economies” and “to see that the stability pact will be acted on.”
The stability pact, a central element of the treaty that established the euro zone, commits members to keep fiscal deficits to 3 percent of gross domestic product a year and total sovereign debt under 60 percent of G.D.P. Both benchmarks are regularly missed.
The Sarkozy-Merkel meeting came after a dizzying week in the markets and a general gloom about the lack of European leadership on the euro. Economists said the weak data could simply reflect a pause after two years of brisk expansion. But the numbers could also signal that the sovereign debt crisis is undercutting growth outside the countries like Spain that are most directly affected.



“The longer the sovereign debt market remains stressed, the greater will be the damage to the wider economy,” Lloyd Barton, an economist, said in a note Tuesday.
If there was any silver lining, it was the hope that slower growth would lead to less inflation, giving the European Central Bank more leeway to keep interest rates low and intervene in bond markets. Since last week, the bank has been buying Italian and Spanish debt on the open market to hold down yields so the two countries do not face ruinous borrowing costs.
What impetus remains in the European economy came from countries like Austria and Finland. Even Italy, with growth of 0.3 percent compared with the previous quarter, outperformed Germany. A whiff of hope came from Portugal, one of the countries at the heart of the debt crisis, as the economy stopped shrinking for the first time since October 2010.
Given the problems in the euro zone — sovereign debt, undercapitalized banks, aging populations, imbalances in trade, growth and competitiveness between northern and southern countries — many analysts and some officials have been pushing for the introduction of eurobonds, which would combine the credibility and collateral of all the members of the currency union.
But that could lead to a rise in borrowing costs for Germany and France, and a considerable rise in risk, too, something that neither country is currently prepared to accept, beyond a July 21 agreement to expand a bailout fund to 440 billion euros.
Mrs. Merkel in particular, cautious by nature, rules in a coalition with a weakened partner, the liberal Free Democrats. Her own Christian Democrats are largely against writing blank checks for Europe, and the German constitutional court may not find eurobonds legal. Mrs. Merkel could probably find support among the opposition Social Democrats and Greens, but that would divide her party and undermine her government.
Mrs. Merkel is going to have enough trouble getting the July 21 agreement through Parliament.
As the chancellor’s European-minded finance minister, Wolfgang Schäuble, told the newsmagazine Der Spiegel over the weekend, “I rule out eurobonds as long as member states conduct their own financial policies.”
Steven Erlanger reported from Paris, and Jack Ewing from Frankfurt.

16/08 Fitch Says AAA Rating For U.S. Will Stand

By REUTERS
Fitch Ratings on Tuesday confirmed America’s top-notch credit rating and, in blatant disagreement with its rival Standard & Poor’s, gave a vote of confidence to Washington’s deficit-reduction efforts.
Fitch also kept a stable outlook on its AAA rating, less than two weeks after S.& P. downgraded the United States to AA-plus with a negative outlook.
Fitch said, however, it would revisit its decision at the end of the year. It threatened to slap a negative outlook on the rating at that time if lawmakers failed to put in place the $2.1 trillion in savings agreed to earlier this month or if the economy deteriorated significantly.
The acrimonious battle that preceded the debt agreement in Washington — and which took the country to the brink of default — was one of the main reasons why S.& P. decided to downgrade the United States on Aug. 5.
But Fitch said the deal showed lawmakers could reach consensus on the nation’s debt problems.
Fitch also said the AAA rating for the United States was supported by crucial pillars: the country’s pivotal role in the global financial system and the flexible, diversified and wealthy economy that provides the country’s revenue base.
Moody’s Investors Service confirmed its AAA rating on the United States this month with a negative outlook.

16/08 Swiss Banks, Aiding and Abetting


EDITORIAL
Despite all of the I.R.S.’s efforts, wealthy American tax cheats are still able to hide their money because Swiss banks are still eager to help them.
An indictment disclosed earlier this month by the United States attorney in Manhattan noted that when the Swiss bank UBS — under strong pressure from Washington — abandoned the secret account business, one of its bankers left, taking with him several clients for whom he then opened secret accounts at five other Swiss banks. Another indictment claims that a Swiss financial adviser who managed secret funds for American clients moved accounts from UBS to two private Swiss banks.
Both advisers are accused of using shady tactics, like opening phony businesses in Hong Kong and fake foundations in Liechtenstein to conceal the money from the Internal Revenue Service. The banks, which are not named in the indictments, were not accused in the fraud because the advisers gave them false documents stating that the account owners were not American. But the banks did have information that could have alerted them to the accounts’ ownership had they done better due diligence.
These indictments follow the disclosure by Credit Suisse that it was the target of a criminal investigation by the Justice Department into how Swiss institutions assisted American income tax evaders. The cases underscore how deeply Swiss banks rely on tax evasion.
The United States government, which fined UBS $780 million and forced it to reveal data on 4,450 American customers, is reportedly negotiating a global agreement with the Swiss government that could result in a hefty collective fine against these banks. Switzerland is again resisting demands for more information about American clients. Washington should not stop pushing until all Swiss banks hand over their files and close those accounts.

16/08 Europe’s Debt Crisis Weakens Quarterly Growth

By 
FRANKFURT — Europe’s sovereign debt crisis threatened to spill over into the broader economy after official figures released Tuesday showed that growth in the euro zone fell to its lowest rate in two years. Germany — the Continent’s powerhouse — slowed almost to a standstill.
Jochen Eckei/Bloomberg News
Exports of cars, like the Volkswagen Golf, helped Germany's economy.
Wolfgang Von Brauchitsch/Bloomberg News
A furnace at a ThyssenKrupp steel plant in Duisburg, Germany. Germany's rebound from the 2009 recession was led by exports.

Readers’ Comments

Most of Europe’s main stock indexes lost ground after the data suggested that the debt and economic problems in countries like Greece and Italy were infecting the rest of the 17-country euro zone. The crisis has led a number of governments to sharply cut spending while weathering market turmoil that has damaged business and consumer confidence.
President Nicolas Sarkozy of France and Chancellor Angela Merkel of Germany said on Tuesday in Paris that they would take steps toward a closer political and economic union in the euro zone and would work toward balanced budgets and debt reduction. But resolving the sovereign debt crisis would be much harder if the economies continue to stall or shrink. European markets were closed by the time the statement was issued, but American markets sold off after the news on worries over Europe.
Gross domestic product in the euro zone rose a mere 0.2 percent in the second quarter of 2011 from the first quarter, when growth had advanced by a healthy 0.8 percent,according to Eurostat, the European Union statistics agency. Quarterly economic growth across euro zone was the slowest since mid-2009.
G.D.P. growth in Germany, which has been the tractor hauling the rest of Europe, barely budged, rising only 0.1 percent from the first quarter, when the economy had expanded a robust 1.3 percent, the German Federal Statistical Office said. Quarter-on-quarter growth in the three months through June was well below forecasts of 0.5 percent. The German figures come after data on Friday showed that the French economy was at a standstill in the second quarter, leaving Europe’s two largest economies barely growing.
Because government revenue is directly tied to economic growth, the two pillars of the European economy may be less able — and less willing — to prop up the weaker members.
“It’s the biggest potential risk,” said Jörg Krämer, chief economist at Commerzbank in Frankfurt. “I don’t worry so much about a moderation of growth two years after a recession. What is different this time is the potential escalation of the sovereign debt crisis.”
European stocks initially fell sharply on Tuesday, but recovered late in the day. The benchmark indexes in Germany and France all closed down less than 1 percent, and the euro fell to $1.4407 from $1.4444.
The German economic rebound since the recession of 2009, driven by exports of cars, machinery and other goods to China and other emerging markets, has helped counterbalance weak economies in southern Europe. But if Germany slows for an extended period, the challenges posed by the European sovereign debt crisis will become that much more daunting.
Despite signs that austerity programs were hurting growth, debt-ridden governments probably have little choice but to continue to cut spending to persuade their creditors that they can meet their debt obligations. Equally important, the European Central Bank has made it clear that it would support Italy and Spain by buying their bonds only if they continued to cut their deficits.
The slowdown in Germany was caused by lower household consumption and construction investment, the German statistics office said. In addition, imports rose faster than exports and led to a buildup of inventories.
Mr. Krämer of Commerzbank said that a warm spring meant that construction projects in Germany had begun earlier than usual, subtracting some activity from the second quarter.
Germany had been enjoying a period of unusually high growth, during which the number of people employed rose 1.4 percent, to 41 million people from a year earlier, the German statistics office said Tuesday. Even with the slowdown in the second quarter, the economy still grew 2.7 percent from a year earlier.
The Federal Statistical Office revised its figures for previous quarters, which meant that, contrary to earlier data, German output remained below its peak in late 2008.
The slowdown was foreshadowed by earnings from companies like Siemens and Deutsche Bank that fell short of analysts’ expectations, reinforcing the feeling that the pace of German growth was flattening. Surveys of business sentiment have also pointed to slower growth.
Greece is already in recession, while growth in Spain slowed to 0.2 percent from 0.3 percent in the previous quarter.
Trade data from Eurostat contributed to the gloomy picture. Seasonally adjusted figures showed that exports and imports in the euro area slowed in June, while the trade deficit widened to 1.6 billion euros ($2.3 billion).

16/08 Google mua Motorola, Phố Wall chấn động


 (16-08-2011)
Thị trường chứng khoán Mỹ chấn động và tăng điểm mạnh phiên thứ ba liên tiếp, sau khi hãng tìm kiếm trực tuyến khổng lồ Google công bố thương vụ thâu tóm hãng điện thoại di động Motorola.
Chuyên gia đầu tư King Lip thuộc hãng quản lý tài sản Baker Avenue ở San Francisco nhận xét, điểm sáng xuyên suốt sự suy sụp vừa qua trên sàn chứng khoán là các các doanh nghiệp Mỹ vẫn đang tiếp tục làm tốt vai trò của họ. Điều đó cho thấy, họ chưa chịu đầu hàng.

Chốt phiên giao dịch 15/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 213,88 điểm, tương ứng 1,9%, lên 11.482,90 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 25,68 điểm, tương ứng 2,18%, lên 1.204,49 điểm. Chỉ số Nasdaq nhảy 47,22 điểm, tương ứng 1,88%, lên 2.555,20 điểm.

Khối lượng chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 8,14 tỷ cổ phiếu, giảm mạnh so với mức trung bình hàng ngày khoảng 16 tỷ cổ phiếu trong tuần giao dịch liền trước.

Theo công bố của Google, hãng đã đạt được thỏa thuận mua lại công ty sản xuất điện thoại di động thông minh Motorola Mobility Holdings với giá 12,5 tỷ USD, nhằm nỗ lực tấn công vào thị trường di động. Theo đó, Google sẽ trả 40 USD tiền mặt cho mỗi cổ phiếu của Motorola Mobility Holdings.

Cổ phiếu của Motorola Mobility Holdings tăng tới 55,8% lên 38,12 USD, trong khi cổ phiếu của Google giảm 1,2% xuống 557,23 USD. Thỏa thuận này được coi là vụ nổ lớn trên sàn chứng khoán, vì cho thấy Google đã hạ quyết tâm tiến sâu vào thị trường điện thoại di động.

Thương vụ Google - Motorola cũng mang lại hy vọng cho cổ phiếu của các hãng sản xuất điện thoại di động đối thủ. Cổ phiếu của Research in Motion, nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, tăng 10,4% lên 27,11 USD. Cổ phiếu của Nokia tăng 17,4% lên 6,29 USD.

Trong số các mã tăng điểm phiên 15/8 còn có cổ phiếu của khối tài chính ngân hàng. Trong đó, cổ phiếu của Bank of America tăng 7,9% sau khi nhà băng này cho biết dự định bán bộ phận kinh doanh thẻ tín dụng ở Canada cho tập đoàn ngân hàng TD. Chỉ số S&P tài chính tăng 3,2%.

Như vậy, với mức tăng điểm trong phiên hôm qua, những số điểm bị mất trong tuần trước về cơ bản đã được tìm lại. Tính chung cả ba phiên vừa qua, hiện chỉ số S&P 500 đang hạ 4,2%. Hôm qua, tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm ở sàn New York là 10/1, còn ở sàn Nasdaq là 4/1.

Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu giữ vững đà tăng trong phiên 15/8, nhưng biên độ khiêm tốn hơn nhiều. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 0,78% lên 3.239,06 điểm. Chỉ số FTSE 100 tăng 0,57% và chỉ số DAX của Đức tiến 0,41% lên 6.022,24 điểm.

Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương cũng tăng mạnh, sau số liệu cho thấy GDP quý 2 của Nhật Bản sụt giảm nhẹ hơn so với dự báo của giới phân tích. Dẫn đầu mức tăng toàn khu vực là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông với 3,26% lên 20.260,10 điểm. 

Chỉ số Taiex của Đài Loan cộng 2,39% lên 7.819,39 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 1,37% lên 9.086,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến 1,3% lên 2.626,77 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 0,84%. Thị trường Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ.

Theo Vneconomy

16/08 WB cảnh báo giá lương thực thế giới sắp đạt kỷ lục


Thứ Ba, 16/08/2011, 14:20 (GMT+7)
TTO - Giá lương thực đạt mức gần kỷ lục và thị trường hàng hóa cơ bản biến động mạnh có thể đẩy những người nghèo nhất thế giới đến ranh giới sống còn, AFP dẫn một cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 15-8.
Một cửa hàng rau ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc (ảnh chụp ngày 9-8) - Ảnh: Getty Images
"Vùng nguy hiểm"
Giá lương thực trên toàn cầu vào tháng 7 cao hơn 33% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá dầu tăng 45% khiến giá phân bón cũng tăng cao, WB thông báo trong một báo cáo hằng quý của họ.
“Giá lương thực được giữ ở mức cao trong thời gian dài và dự trữ ở mức thấp cho thấy chúng ta vẫn đang trong vùng nguy hiểm, và những người nghèo nhất là những người gặp nhiều khó khăn nhất - Chủ tịch WB Robert Zoellick nói - Sự sẵn sàng và thận trọng là sống còn do tình trạng bất ổn và những biến động gần đây”.
Theo báo cáo Food Price Watch (Theo dõi giá lương thực) mới nhất của WB, giá cả hiện đã đạt gần mức kỷ lục năm 2008, cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra cuộc khủng hoảng lương thực ở vùng Sừng châu Phi.
Trong ba tháng qua, đã có 29.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiệt mạng ở Somalia và 600.000 trẻ khác trong vùng đang bị đe dọa tính mạng trong một nạn đói đe dọa 12 triệu người, theo WB.
“Không ở đâu giá lương thực cao, nghèo đói và sự mất ổn định kết hợp lại gây ra những đau khổ thảm kịch như ở Sừng châu Phi”, Zoellick nói, đồng thời khẳng định WB đang cố gắng hỗ trợ khu vực này và những vùng lân cận xung quanh như Kenya và Ethiopia.
WB, có 187 thành viên, nói họ đã cung cấp hỗ trợ trị giá 686 triệu USD để giúp những người thiếu đói, xây dựng mạng lưới phúc lợi và cố gắng phục hồi tăng trưởng kinh tế cho người dân khu vực này.
Ông Zoellick đã khẳng định tại hội nghị G20 của các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm nay rằng cuộc khủng hoảng lương thực là một ưu tiên hàng đầu, nói cộng đồng thế giới cần huy động thêm nguồn lực cho vùng này.
Trong tổng số 1,03 tỉ USD viện trợ cam kết tính đến nay, 870 triệu USD đã được giải ngân cho các nỗ lực cứu trợ, phần còn lại được chi cho các mục tiêu dài hạn. WB nói sẽ cần 1,45 tỉ USD cho chiến dịch này.
Lạm phát cao
“Giá lương thực tiếp tục ở mức cao và thảm họa nhân đạo ở Sừng châu Phi cho thấy mức độ khẩn cấp trong việc đối phó với những yếu tố dài hạn có thể đe dọa an ninh lương thực của những người nghèo nhất, bao gồm cả nạn hạn hán vì biến đổi khí hậu”, báo cáo viết.
WB nhấn mạnh tính chất bất thường của giá lương thực, đã tăng 11% từ tháng 5 đến tháng 7 sau khi giảm từ tháng 2.
Tuy nhiên, giá lương thực cũng thay đổi khác nhau tùy theo nước. Chẳng hạn, vào tháng 6-2012, giá ngô ở Kampala (Uganda), Mogadishu (Somalia) và Kigali (Rwanda) tăng 100% so với cùng kỳ, trong khi tại Port-au-Prince (Haiti) và Mexico City (Mexico) giá lại giảm 19%.
Giá lương thực thực phẩm tăng cũng gây ra lạm phát ở nhiều nước. Tại Trung Quốc, giá thịt heo, tôm và cá đã tăng mạnh trong quý vừa qua, chỉ số giá các mặt hàng này tăng 14,6% vào tháng 6 so với cùng kỳ năm trước.
“Tuy nhiên, lạm phát ở những nước này dự kiến hạ nhiệt trong tương lai gần do tăng nguồn cung trong nước và chính sách tiền tệ thắt chặt để đối phó với các bất ổn vĩ mô”, báo cáo viết.
H.MINH