15/06 Nhiều công ty Trung Quốc lừa đảo tài chính ở Mỹ


15/06/2011 | 09:30:20


Giới chức ở Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về việc nhiều công ty Trung Quốc có hành vi lừa đảo tài chính trên sàn chứng khoán nước này. Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Giới chức ngành tài chính ở Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về việc nhiều công ty Trung Quốc có hành vi lừa đảo tài chính trên sàn chứng khoán Mỹ, theo báo Time.

Công ty phần mềm Trung Quốc Longtop Financial Technologies làm tất cả để khiến các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ tin rằng họ là một khoản đầu tư an toàn. Công ty này báo cáo doanh thu luôn cao hơn so với dự đoán. Trên bảng cân đối kế toán, Longtop có 412 triệu USD tiền mặt, gần như ngang với Microsoft, một khoản khổng lồ so với quy mô công ty.

Cuối tháng Giêng, công ty công bố các bản cáo bạch trong năm tài chính trước. Doanh số tăng 47% lên gần 77 triệu USD trong ba tháng cuối năm 2011, lợi nhuận tăng 21% lên gần 36 triệu USD. Giám đốc tài chính của Longtop Derek Palaschuk nói với các nhà đầu tư rằng ông “đặc biệt hài lòng” với hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, có lẽ bốn tháng trước Palaschuk không tự hào như vậy, vì dường như tất cả số liệu nói trên đều là đồ giả. Vào giữa tháng Năm, Palaschuk đã từ chức giữa những cáo buộc làm giả sổ sách kế toán. Công ty kiểm toán của Longtop, Deloitte Touche Tohmatsu, cũng rút lui với cáo buộc các quan chức của Longtop đã gây khó khăn cho họ trong quá trình kiểm toán động lập.

Ngay lập tức, cổ phiếu công ty này giảm một nửa giá trị. Sàn chứng khoán New York (NYSE) tuyên bố ngừng giao dịch cổ phiếu của Longtop và Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã mở điều tra. Điều tồi tệ là Longtop không phải là công ty duy nhất chơi trò “xuất khẩu lừa đảo” ở Trung Quốc (từ dùng của báo Time).

Trong năm 2011, nhiều công ty Trung Quốc đã được niêm yết trên các thị trường chứng khoán Mỹ trong vài năm qua bị phát hiện làm giả sổ sách. Tuần trước, cổ phiếu của Sino-Forest rớt 64% sau khi một nghiên cứu cho thấy công ty lâm nghiệp Trung Quốc này đã phóng đại quá mức tài sản của họ. Một công ty khác, China Mediaexpress, hoạt động trong các lĩnh vực truyền hình và truyền thông, cũng đã báo cáo láo số khách hàng của họ.

Lừa đảo liên quan đến chứng khoán và sổ sách tài chính không có gì mới. Bản thân nước Mỹ cũng có những vụ lớn, như Enron. Nhưng đến thời điểm này của năm 2011, có vẻ như phần lớn các vụ lừa đảo này trên đất Mỹ đến từ Trung Quốc.

Vào giữa tháng Năm, 15 trong số 19 cổ phiếu bị ngừng giao dịch ở Nasdaq là của những công ty có trụ sở tại Trung Quốc (chưa kể hai công ty nữa từ đó đến nay, bao gồm Longtop). Các luật sư và giới hữu trách Mỹ nói những lỗ hổng trong luật pháp quốc tế khiến các công ty Trung Quốc dễ gian lận hơn khi niêm yết trên thị trường Mỹ.

SEC đã tiến hành điều tra với các công ty kế toán Mỹ có khách hàng Trung Quốc để tìm hiểu xem các công ty này có hỗ trợ khách hàng gian lận hay không. Vào đầu tháng Sáu, các quan chức SEC ra khuyến cáo nhà đầu tư không nên bỏ tiền vào các công ty Trung Quốc niêm yết chứng khoán thông qua hình thức sát nhập, vốn cho phép những công ty này bán cổ phần mà không phải tiến hành các thủ tục kiểm tra thông thường như cách chào bán ra công chúng lần đầu điển hình.

Một số chuyên gia cũng cảnh báo trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang ảm đạm, việc các nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào các công ty Trung Quốc, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, có thể tạo ra những điểm mù nguy hiểm, làm tăng rủi ro và mở cửa cho những kẻ lừa đảo.

Những cảnh báo về các vụ lừa đảo của chứng khoán Trung Quốc tại Mỹ đã tăng mạnh trong vài tháng qua, nhưng vụ Longtop, một công ty lớn, thực sự gây chấn động. Đáng lo hơn, công ty này được chào bán ra công chúng lần đầu theo cách thông thường, với hai bên bảo lãnh phát hành là Goldman Sachs và Deutsche Bank, những hãng tài chính hết sức uy tín. Nhiều quỹ đầu tư lớn cũng đã mua cổ phiếu của Longtop. Có vẻ như chừng nào các công ty nhỏ, vô danh của Trung Quốc còn được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, các vụ lừa đảo sẽ chưa dừng lại./.


H.Minh (Vietnam+)

15/06 Trung Quốc tăng đầu tư vào Mỹ Latinh và châu Phi


15/06/2011 | 10:40:00


Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Đầu tư của Trung Quốc vào khu vực Mỹ Latinh trong 12 tháng qua (tính từ tháng 6/2010) đã tăng tới 286% so với giai đoạn 12 tháng liền trước đó, đạt mức 15,584 tỷ USD.

Theo thống kê của hãng tư vấn kinh tế Deloitte & Touche, công bố ngày 14/6, cho biết nguồn vốn đã giải ngân của Trung Quốc tập trung hầu hết vào hai nền kinh tế lớn của khu vực là Brazil (xấp xỉ 59%) và Argentina (xấp xỉ 41%).

Trong khi đó, quốc gia đứng tiếp sau trong bảng xếp hạng đầu tư của Trung Quốc là Chile chỉ nhận được 0,12%.

Xu hướng đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ Latinh chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực năng lượng và khai khoáng. Trong ba năm qua, hai lĩnh vực kinh tế này của Mỹ Latinh đã thu hút tới 71% vốn đầu tư của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào khu vực này.

Thống kê của Deloitte & Touche cũng cho thấy tổng đầu tư của Trung Quốc ra thế giới trong khoảng thời gian 12 tháng nói trên là 43,661 tỷ USD.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với các nước châu Phi. Trong năm 2010, tổng kim ngạch trao đổi ngoại thương của Bắc Kinh với châu lục này tăng hơn 40% và đạt 127 tỷ USD.

Các dự án đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi cũng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm nguồn nhiêu liệu để đáp ứng như cầu của nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng của mình.

Mỹ, hiện là nước cung cấp viện trợ lớn nhất châu Phi, đã bày tỏ quan ngại về các chính sách đầu tư của Trung Quốc và việc Bắc Kinh đã thay thế Washington trở thành là đối tác thương mại hàng đầu của châu lục này.

Trong chuyến công du nhiều nước châu Phi mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bày tỏ quan ngại rằng các chính sách về viện trợ và đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi không luôn nhất quán với các nguyên tắc được quốc tế chấp nhận về tính minh bạch và quản trị tốt./.

(TTXVN/Vietnam+)

15/06 Mỹ cảnh báo nguy cơ chậm nâng mức trần nợ công


15/06/2011 | 14:21:00


Chủ tịch FED Ben Bernanke. (Nguồn: Internet)

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke cảnh báo việc các nghị sỹ Mỹ không gạt bỏ được bất đồng để tăng mức trần nợ công trước khi tới thời hạn chót (vào ngày 2/8 tới) có thể là "giọt nước tràn ly" gây xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Phát biểu tại Washington ngày 14/6, Chủ tịch FED cho rằng thế bế tắc hiện nay tại Quốc hội xung quanh việc nâng mức nợ trần công là "có thể hiểu được," song theo ông, các nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa đã thận trọng một cách thái quá.

Ông Bernanke nhấn mạnh giới hạn nợ đã được đảng Cộng hòa sử dụng như một công cụ để gây sức ép nhằm hối thúc chính quyền của Tổng thống Barack Obama có những điều chỉnh cần thiết trong chính sách tài khóa. Tuy nhiên, đây không phải là một công cụ đúng đắn cho mục đích này.

Theo ông, áp dụng các chính sách tài khóa bền vững luôn là một thách thức đối với nền kinh tế Mỹ hiện nay. Lịch sử đã cho thấy các chính sách này thất bại luôn làm xói mòn nền kinh tế, mức sống của người dân giảm; đồng thời làm tăng các nguy cơ bất ổn kinh tế và tài chính.

Chủ tịch Bernanke kêu gọi trong quá trình thảo luận về các vấn đề tài chính, các nghị sỹ cần tránh những hành động không cần thiết có thể gây xói mòn niềm tin của giới đầu tư về khả năng tài chính của chính phủ.

Luật hiện hành giới hạn tổng số nợ của Mỹ ở mức 14.300 tỷ USD, nhưng số nợ hiện nay của nền kinh tế đã lên tới giới hạn đó (vào ngày 16/5 vừa qua), buộc Bộ Tài chính nước này phải thực hiện các biện pháp đặc biệt, trong khi các nghị sỹ Mỹ vẫn bất đồng về nâng mức trận nợ công.

Mâu thuẫn mấu chốt giữa đảng Cộng hòa, kiểm soát Hạ viện và đảng Dân chủ, chiếm đa số tại Thượng viện, trong vấn đề này là các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Cộng hòa tuyên bố không ủng hộ việc tăng mức trần nợ công nếu không có một thỏa thuận cắt giảm chi tiêu đáng kể, trong khi các nghị sỹ Dân chủ lại cho rằng việc cắt giảm chi tiêu phải thực hiện một cách thận trọng để bảo vệ các chương trình phúc lợi xã hội dành cho tầng lớp nghèo khổ và người cao tuổi cũng như đảm bảo rằng quá trình phục hồi kinh tế không bị cản trở./.

(TTXVN/Vietnam+)

15/06 Lạm phát ở Trung Quốc cao nhất trong gần 3 năm


15/06/2011 | 14:34:00


Tại đường phố sầm uất ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Chính phủ Trung Quốc ngày 14/6 cho biết, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng Năm đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm qua, bất chấp những nỗ lực nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá của thực phẩm và bất động sản.

Theo các số liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Năm của Trung Quốc đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 5,3% của tháng Tư và tăng so với mục tiêu 4,0%/năm của chính phủ. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 7/2008 khi CPI tăng 6,3%.

Số liệu này càng làm tăng đồn đoán về khả năng Chính phủ Trung Quốc tiếp tục siết chặt thêm chính sách tiền tệ trong những tuần tới do các nhà chức trách sẽ nỗ lực chặn lại luồng tín dụng khổng lồ đang chảy vào nền kinh tế.

Sheng Laiyun, phát ngôn viên của Cơ quan Thông kê quốc gia Trung Quốc cho biết, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này "vẫn đang phải đối mặt với sức ép lạm phát to lớn" và cần phải thực thi các giải pháp kiềm chế đà tăng giá cả.

Trong khi đó, chiến lược gia cấp cao của ngân hàng Royal Bank of Canada, Brian Jackson cho rằng, có thể Bắc Kinh sẽ có một đợt tăng lãi suất mới vào trước cuối tháng Sáu này và một đợt khác vào quý III.

Theo chiến lược gia này, sức ép giá cả có thể dịu đi vào cuối năm song trong ngắn hạn vẫn rất căng thẳng. Ông cũng cho rằng, Bắc Kinh cần tiếp tục tăng giá Nhân dân tệ so với USD như một trong những nỗ lực kiểm soát lạm phát.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Năm tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng giảm nhẹ so với mức tăng 13,4% của tháng Tư, chủ yếu do các nhà máy bị cắt điện và các ngân hàng giảm cho vay tín dụng.

Đầu tư vào tài sản cố định trong giai đoạn từ tháng 2-5 tăng 25,8% so với cùng kỳ, doanh số bán lẻ tháng Năm tăng 16,9%.

Ngoài sản lượng công nghiệp, còn một số chỉ số khác cũng cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong tháng Năm, như doanh số bán xe ôtô sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp, các khoản cho vay mới giảm nhiều hơn dự kiến và hoạt động chế tạo mất động lực.

Một số nhà phân tích lo ngại rằng, các nhà chức trách có thể sẽ đi quá xa trong nỗ lực làm nguội nền kinh tế - vẫn tăng trưởng tới 9,7% trong quý I vừa qua, và các biện pháp siết chặt có thể sẽ châm ngòi cho một sự sụt giảm mạnh.

Ngoài việc tăng lãi suất, Bắc Kinh cũng đã liên tục yêu cầu các ngân hàng tăng dự trữ bắt buộc để ghìm lại tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, nhà kinh tế Lu Ting thuộc Ngân hàng trung ương Mỹ cho rằng "một sự sụt giảm mạnh là khả năng khó có thể xảy ra."./.

Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)

15/06 S&P: Tài chính Hy Lạp chỉ cách mức vỡ nợ 4 bậc

Thứ Tư, 15-06-2011 - 10:54 SA Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Ngày 13/6, Standard and Poor's (S&P) đã hạ ba bậc xếp hạng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp từ B xuống CCC, tức chỉ còn cách mức vỡ nợ bốn bậc, vì cho rằng nguy cơ phá sản của nước thành viên đang ngập trong nợ nần của khu vực đồng euro (Eurozone) này đang gia tăng đáng kể.

Trong khi đó, S&P vẫn giữ nguyên triển vọng trái phiếu dài hạn của Hy Lạp ở mức tiêu cực, nghĩa là tổ chức này có thể sẽ tiếp tục đưa ra một quyết định giáng cấp nữa trong vòng từ 12 đến 18 tháng tới.

S&P cho rằng những rủi ro đối với quá trình triển khai chương trình vay nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) của Hy Lạp đang ngày càng lớn do sự gia tăng trong nhu cầu vốn của nước này, cũng như những bất đồng chính trị ở trong nước xung quanh những điều kiện mà các thể chế quốc tế buộc Hy Lạp phải chấp nhận để đổi lấy gói cứu trợ.

Theo S&P, ngày càng có nhiều khả năng các nhà hoạch định chính sách của châu Âu sẽ thực hiện chương trình tái cơ cấu nợ của Hy Lạp, thông qua một chương trình hoán đổi trái phiếu hoặc bằng cách gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu. Nhưng dựa trên các tiêu chuẩn của S&P, bất kỳ quyết định nào cũng bị coi là sự vỡ nợ trên thực tế.

Với quyết định trên, Hy Lạp trở thành nước đứng dưới cùng trong bảng xếp hạng tín dụng của S&P. Trước đó, ngày 1/6, Moody's cũng hạ xếp hạng trái phiếu của Hy Lạp xuống Caa1. Trong bối cảnh như vậy, ngày 13/6, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp đã tăng hơn 17% lần thứ hai trong năm nay, trước khi đóng cửa ở mức 16,97%.

Phản ứng trước quyết định này, Bộ Tài chính Hy Lạp cho rằng S&P đã làm ngơ trước những nỗ lực cải cách của Chính phủ, nhằm ngăn chặn những vấn đề xảy ra trong quá trình Hy Lạp thực hiện các nghĩa vụ đã hứa để được nhận hỗ trợ của EU và IMF, tức là liên quan tới những lo ngại Athens sẽ không thể hoàn trả được các khoản nợ; cũng như không tính đến các cuộc đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) để tìm kiếm một giải pháp bền vững để tài trợ cho những nhu cầu thanh toán của Hy Lạp.

Quyết định của S&P được đưa ra trong bối cảnh các bộ trưởng tài chính châu Âu đang chuẩn bị nhóm họp để thảo luận về việc trao cho Hy Lạp một gói cứu trợ mới, với khả năng sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân sở hữu trái phiếu của Hy Lạp đóng góp vào việc đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ bằng cách chấp nhận lùi thời hạn thanh toán.

15/06 PBOC to give more prominence to price control



.Xinhua, June 15, 2011
China's central bank said Tuesday that it would give more prominence to stabilizing the overall price levels to keep the financial system secure and stable.
In a report posted on its website, the People's Bank of China (PBOC) said China's monetary policy should be in line with the principles of "generally prudent," "measured adjustments" and "optimized structure."
The statement came hours after the PBOC raised banks' required reserve ratios (RRR) on Tuesday for the ninth time since October, and the sixth this year, to try to curb inflation.
Earlier on Tuesday, the National Bureau of Statistics announced that China's consumer inflation in May, largely fuelled by high food prices, rose in May to 5.5 percent, a 34-month high.
The 50 basis-point increase in the RRR means that big banks have to put aside 21.5 percent of their deposits, a record high, locking up funds that could otherwise be loaned out.
In addition to tightening bank reserve requirements, China's central bank has lifted interest rates four times since October to quell inflation.
"The Chinese economy is suffering some long-term and short-term problems that are interweaved, and co-existing systemic and structural problems," said the central bank.
China's macro-economic regulation is faced with a number of challenges including the risk of asset price bubbles, rising inflationary pressure, and the need to accelerate the economic restructuring, according to the statement.
The PBOC said the rising inflationary pressure was a result of a mix of cyclical and structural factors, which included the extremely loose monetary policies adopted in some major developed economies.
"The loose global monetary conditions have pushed up inflation expectations and the prices of commodities which thus exacerbated China's imported inflationary pressure," said the statement.
The central bank also attributed the rising inflationary pressure to excess liquidity, increases in prices of agricultural products as a result of bad weather conditions, and rising labor costs.

Fw: [ExryuVietnam] Luxury car maker seeks Chinese partner


Luxury car maker seeks Chinese production partner

Graham Ruddick
September 15, 2011
JLR brand director Adrian Hallmark, chief designer Ian Callum and CEO Ralf Speth with a Jaguar C-X16.
JLR brand director Adrian Hallmark, chief designer Ian Callum and CEO Ralf Speth with a Jaguar C-X16. Photo: Reuters
JAGUAR Land Rover is in ''very intensive discussions'' with a leading Chinese car maker and government officials about forming a joint venture to produce its luxury cars in China.
A deal with a Chinese company would mark a historic moment for the British car maker, with Jaguars and Land Rovers being produced outside its traditional Midlands base.
Sales of the cars are soaring in Asia, and China accounted for more than 10 per cent of sales last financial year, when JLR made a record pre-tax profit of £1.1 billion ($A1.68 billion) and sold 245,000 cars.
Management of JLR and parent company Tata Motors have been eyeing a joint venture in China for months in order to save import costs on vehicles sold in the region.
Chief executive Ralf Speth said at the Frankfurt Motor Show this week that JLR was now in primary discussions with one company, although would not confirm its identity.
''I don't want to rush this kind of JV because it is important and the first one. It is in the biggest market on Earth for cars. Whenever you step in [to a partnership] it is difficult to be divorced and sometimes expensive. We can't afford this,'' he said.
It is understood that a deal could be in place by the end of the year, but regulatory clearance from the Chinese government could take another 12 months.
Chinese car makers with existing European joint ventures include SAIC and Geely.
Mr Speth also said ''nothing will change'' at JLR despite the departure of Tata Motors chief executive Carl-Peter Forster, due to what is understood to be a family illness.
Mr Speth and Mr Forster have overseen a dramatic turnaround in the fortunes of JLR since they were appointed less than two years ago.
The company is investing £1.5 billion a year in product development, is planning to build a new engine plant in the UK and has hired an extra 3000 staff this year to keep up with demand. Mr Speth said sales were ahead of last year despite the global economic uncertainty.
Ratan Tata, chairman of Tata Sons and the man who bought JLR, has made a rare public appearance at the Frankfurt show.
''The credit for the turnaround of Jaguar Land Rover goes to the management team and workforce of the company,'' he said. ''No single person can or should take credit for the improvement in the company's operations.
''The upturn in the company's performance commenced two years ago. The improvement reflects the changed market environment, the success of new products already in the pipeline and the enthusiasm and support of the management team and workforce.''
TELEGRAPH


Read more: http://www.theage.com.au/business/luxury-car-maker-seeks-chinese-production-partner-20110914-1k9hw.html#ixzz1YNyDvgKm


__,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: qui nguyen <quinguyen_vic@yahoo.com.au>
To: exryu-ww@yahoogroups.com; EXRYU VIETNAM <ExryuVietnam@yahoogroups.com>
Sent: Monday, September 19, 2011 5:41 PM
Subject: [ExryuVietnam] Luxury car maker seeks Chinese partner


FYI