27/05 Hy Lạp khởi động kế hoạch tư nhân hóa tài sản công


27/05/2011 | 15:39:00

(Nguồn: Internet)
Chính phủ Hy Lạp đã bắt đầu kế hoạch bán các tài sảncông quy mô lớn nhằm giảm gánh nặng nợ khổng lồ lên tới gần 340 tỷ euro của nước này, theo đó Athens chính thức mời tập đoàn viễn thông Deutsche Telecom của Đức thâu tóm số cổ phần còn lại trong công ty viễn thông OTE.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou đã đề cập thương vụ liên quan đến OTE trong một bức thư gửi Ban điều hành Deutsche Telecom ngày 26/5, khởi động kế hoạch tư nhân hóa được chính phủ nước này thông qua ngày 23/5.

Động thái này được đưa ra giữa lúc các quốc gia thành viên khác trong Liên minh châu Âu (EU) hối thúc Hy Lạp đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa và các cải cách, sau khi Athens nhận được gói cứu trợ tài chính trị giá 110 tỷ euro từ EU, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hồi tháng Năm năm ngoái.

Deutsche Telecom hiện sở hữu 30% cổ phần trong OTE, tập đoàn viễn thông lớn nhất tại Balkan với khoảng 30.000 nhân viên tại Albania, Bulgaria, Romania và Serbia. Trong khi đó, Chính phủ Hy Lạp nắm giữ 16% cổ phần trong công ty này.

Athens hồi đầu tuần này thông báo sẽ bán 10% cổ phần trong OTE vào tháng tới, như một phần trong nỗ lực huy động 50 tỷ euro từ việc bán các tài sản công để giảm gánh nặng nợ công.

Một phát ngôn viên của Deutsche Telecom cho biết thương vụ mua bán 10% cổ phần trong OTE có giá trị gần 400 triệu USD và Deutsche Telecom còn có quyền chọn mua số cổ phần còn lại mà Athens nắm giữ trong công ty này. OTE vừa thông báo đạt lãi ròng 30,2 triệu euro trong quý I/2011, giảm hơn 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo hãng tin ANA, kế hoạch bán các tài sản khác, trong đó có hai cảng Piraeus và Thessaloniki được coi là nhộn nhịp nhất Địa Trung Hải xét về khía cạnh du lịch và thương mại; ngân hàng Hellenic Postbank, một trong những nhà cho vay có vốn thị trường lớn nhất của Hy Lạp, sẽ được triển khai trong vài tháng tới.

Danh sách các tài sản được đưa bán cũng bao gồm công ty cung cấp nước sạch Thessaloniki; công ty vận hành khí đốt DEPA, công ty vận hành dịch vụ đường sắt Trainose; nhà vận hành đường đua ODIE...

Athens đang tiến hành đàm phán với EU, IMF và ECB về chương trình tư nhân hóa nêu trên và các chương trình cải cách kinh tế. Việc Hy Lạp có trả được nợ hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả của các cuộc thương lượng này.

Hy Lạp đã nhận gói giải cứu tài chính 110 tỷ euro từ bộ ba EU, IMF và ECB trong năm ngoái, đổi lại, Athens đã nhất trí tiến hành các cải cách kinh tế sâu rộng. Song, bất chấp những nỗ lực lớn trong năm ngoái, Hy Lạp vẫn không thể đưa được thâm hụt ngân sách của nước này xuống dưới 10% GDP như kế hoạch đề ra.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Papaconstantinou vừa cho biết IMF đã thể hiện rõ quan điểm rằng họ sẽ không cấp thêm bất cứ khoản quỹ mới nào nếu không có một gói hỗ trợ toàn diện của châu Âu nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Nhóm chuyên gia của EU, ECB và IMF vẫn đang làm việc tại Hy Lạp để kiểm tra các hoạt động tài chính của Athens trước khi đưa ra quyết định có giải ngân 12 tỷ euro tiếp theo trong gói cứu trợ 110 tỷ euro hay không.

Một phát ngôn viên của Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone nêu rõ nếu các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của Hy Lạp thuyết phục được các "thanh sát viên" này thì EU và IMF sẽ vẫn giải ngân khoản tiền 12 tỷ euro cho Athens, trong đó 3,3 tỷ euro là của IMF./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)

31/05 Nguy cơ lại xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu


31/05/2011 | 09:18:00

Chủ tịch điều hành công ty quản lý đầu tư Templeton Asset Management Ltd. Mark Mobius. (Nguồn: Reuters)
Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới là không thể tránh khỏi bởi những nguyên nhân gây ra cơn bão tài chính vừa qua chưa được giải quyết.

Phát biểu với báo giới ngày 30/5, ông Mark Mobius, Chủ tịch điều hành công ty quản lý đầu tư Templeton Asset Management Ltd. thuộc Quỹ Đầu tư Franklin Templeton, đang giám sát số tiền đầu tư hơn 50 tỷ USD, nhấn mạnh nguyên nhân khiến giá cả hàng hóa dao động mạnh gần đây là do thế giới chưa có các quy định về các mặt hàng hoặc dịch vụ phái sinh trong bối cảnh các mặt hàng và dịch vụ này tiếp tục phát triển.

Theo ông, tổng giá trị các mặt hàng hoặc dịch vụ phái sinh trên thế giới hiện nay đã vượt Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu. Với việc số lượng tiền đầu tư đang tỏa ra các hướng khác nhau, sự biến động và khủng hoảng tại các thị trường cổ phiếu không lãi cố định dường như chắc chắn sẽ xảy ra.

Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ba năm trước phần nào là do việc phổ biến các sản phẩm tài chính phái sinh có liên quan đến các khoản vay thế chấp nhà tại Mỹ. Khi các sản phẩm này ngừng hoạt động, các nhà đầu tư đã tổn thất hàng trăm tỷ USD, dẫn đến sự sụp đổ của Tập đoàn Lehman Brothers Holdings Inc. hồi tháng 9/2008.

Chỉ số MSCI AC World Index của các thị trường chứng khoán phát triển và đang nổi đã giảm tới 46% trong giai đoạn từ tháng 9/2008 đến khi thị trường chạm đáy vào ngày 9/3/2009.

Tuy nhiên, mỗi cuộc khủng hoảng đều tạo ra một cơ hội lớn. Việc các thị trường tín dụng toàn cầu bị đóng băng đã khiến các chính phủ trên thế giới, từ Washington tới Bắc Kinh và London phải bơm hơn 3.000 tỷ USD vào hệ thống tài chính để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu. Do vậy từ tháng 3/2009 đến nay, chỉ số MSCI AC World Index đã tăng tới 99%.

Theo ông Mobius, thế giới cũng cần đưa ra các quy định về yêu cầu vốn cao hơn, giám sát nhiều hơn đối với các tổ chức "quá quan trọng nên không thể phá sản" nhằm giảm bớt nguy cơ xảy ra các cuộc phá sản quy mô lớn./.
(TTXVN/Vietnam+)

31/05 IMF và WB đề xuất công cụ để quản lý nợ công


31/05/2011 | 09:30:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ngày 30/5, Quỹ Tiền tệ Qquốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề xuất công cụ trực tuyến hướng dẫn quản lý nợ công của các nền kinh tế nhằm giúp tiêu chuẩn hóa việc phân loại các nguồn nợ công và xây dựng dữ liệu nợ công với những đối sánh quốc tế rộng rãi hơn.

Công cụ trực tuyến này mang tên “Các thống kê nợ khu vực công: Hướng dẫn cho người soạn thảo và người sử dụng” sẽ bổ sung cho công cụ của IMF về "Cơ sở dữ kiện thống kê nợ công" hiện đang được sử dụng ở 35 nước.

Công cụ mới này sẽ hỗ trợ quan trọng cho các nhà soạn thảo và sử dụng các dữ liệu về nợ công, cung cấp khuôn khổ toàn diện về phương thức tính toán tổng nợ cũng như thực nợ công, các thành phần cũng như trách nhiệm khác nhau của nợ công.

Công cụ mới cũng cung cấp cơ cấu để phân loại trách nhiệm nợ công đồng thời đưa ra lời khuyên giá trị về các vấn đề thực tế để giải quyết nợ.

Công cụ mới cũng bao gồm các phương tiện để phân tích các số liệu thống kê nợ công, hệ thống biểu đồ và biểu mẫu dựa trên những tính toán về thu thập và soạn thảo dữ liệu, phổ biến những số liệu về nợ cho công chúng, đồng thời đề xuất các hành động của các cơ quan tài chính quốc tế trong lĩnh vực quản lý chung và các số liệu thống kê nợ công.

IMF và WB nhấn mạnh công cụ mới sẽ góp phần quản lý chung các nguồn nợ công chính xác hơn, đối sách quốc tế rộng rãi hơn và nâng cao nhận thức về các vấn đề tài chính và nợ phức tạp khác có liên quan./.
(TTXVN/Vietnam+)

25/05 IMF chief selection should reflect new realities of world economy: BRICS


English.news.cn   2011-05-25 05:44:34

WASHINGTON, May 24 (Xinhua) -- The selection of the next head of the International Monetary Fund (IMF) should reflect the changing realities of the global economy and not on the basis of nationality, meaning the tradition that requires a European chief, the fund's five key emerging market economies executive directors said on Tuesday.
"The convention that the selection of the managing director is made, in practice, on the basis of nationality undermines the legitimacy of the fund," said IMF directors for China, Brazil, India, South Africa and Russia, or BRICS countries in a joint statement, rejecting that the successor to former IMF head Dominique Strauss-Kahn should continue to be a European.
The recent financial crisis which erupted in developed countries, underscored the urgency of reforming international financial institutions so as to reflect the growing role of developing countries in the world economy, noted the statement.
The new global economy requires "abandoning the obsolete unwritten convention that requires that the head of the IMF be necessarily from Europe," it said.
"We believe that, if the fund is to have credibility and legitimacy, its managing director should be selected after broad consultation with the membership," the IMF directors said, adding that the new IMF boss should be chosen on the basis of competence, not nationality.
The directors said that they are concerned with public statements made recently by high-level European officials to the effect that the position of managing director should continue to be occupied by a European.
"These statements contradict public announcements made in 2007, at the time of the selection of Mr. Strauss-Kahn, when Mr. Jean- Claude Junker, president of the Euro group, declared that 'the next managing director will certainly not be a European' and that 'in the Euro group and among EU finance ministers, everyone is aware that Strauss-Kahn will probably be the last European to become director of the IMF in the foreseeable future'," said the directors.
The 187-member international financial institution initiated the nomination period to select its next leader on Monday and it will close on June 10, 2011.
Strauss-Kahn resigned on May 18 after being arrested and accused of sexually attacking a maid at the Sofitel New York hotel on May 15.
More and more people believe that emerging markets and developing economies should have bigger say in the international institutions.
Recent reports from the World Bank and the IMF showed that the world economy structure has been changing, with emerging markets and developing countries becoming the major engine of global growth.
Editor: Mu Xuequan
Related News